NHỮNG CẢI TIẾN TRONG CƠ CẤU TỔ CHỨC

Trong giai đoạn từ năm 2008 đến 2012, tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam liên tục giảm từ 10% chỉ còn 5,5% vào năm 2012, đầu tư công giảm sút, ngành kinh doanh Bất động sản liên tục giảm sút, đóng băng từ năm 2010 và các doanh nghiệp ngành xây dựng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù nền kinh tế đã từng bước hồi phục, tuy nhiên tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng vẫn chưa thực sự giúp cho các doanh nghiệp ngành xây dựng có được kết quả sản xuất kinh doanh (SXKD) khả quan.

Trong bối cảnh đó, TPH vẫn có mức tăng trưởng bền vững và ổn định. Doanh thu, lợi nhuận của Công ty và thu nhập của người lao động ngày càng tăng. Đặc biệt, từ năm 2015 thương hiệu TPH tiếp tục được khẳng định và sự tin tuởng của Chủ đầu tư dành cho TPH không ngừng được nâng cao khi liên tục nhận được những dự án quy mô lớn có giá trị tăng dần theo thời gian. Nguồn việc của TPH luôn nhiều hơn các công ty khác cùng ngành nghề.

Để đạt được thành công trên, HĐQT và Ban TGĐ đã có định hướng đúng trong chiến lược SXKD cũng như không ngừng cải tiến hệ thống quản lý, phù hợp với từng thời kỳ phát triển của Công ty. Cụ thể:

I. ĐỐI VỚI BỘ MÁY TỔ CHỨC

1. Mở rộng qui mô các phòng ban

Xuất phát từ nhu cầu tăng cao của các dự án, ngày một nhiều, TPH không ngừng tuyển dụng người tài vào các vị trí mới để đảm đang công việc quan trọng của công ty. 

2. Thành lập Phòng Kỹ Thuật và Phát triển lực lượng thi công

Nhận thấy lực lượng thi công là yếu tố rất quan trọng, Công ty đã thành lập Phòng Kỹ Thuật & Phát triển Lực lượng thi công để thay mặt Công ty thực hiện việc xây dựng và phát triển thêm nguồn nhân lực mới với mục đích giúp lực lượng thi công phát triển nguồn nhân lực ổn định và bền vững, đảm bảo được các kế hoạch chung của Công ty đã đề ra.

3. Thành lập  Ban Nghiên cứu, cải tiến và Phát triển Công nghệ tổ chức thi công

Ban Nghiên cứu, cải tiến và Phát triển Công nghệ tổ chức thi công được thành lập nhằm đánh giá năng lực tổ chức thi công và thiết bị hiện hữu, tiếp thu có chọn lọc các công nghệ, thiết bị thi công hiện đại từ các đối tác tiên tiến trong khu vực để áp dụng cho các dự án của TPH.

4. Mở Văn phòng đại diện ở Hà Nội

Để tiện theo dõi và quản lý chi phí kịp thời tại các công trình phía Bắc, nhằm tối đa hóa lợi nhuận của các dự án. Công ty đã mở rộng mạng lưới Nhà thầu phụ, Nhà cung cấp, tạo kênh liên lạc và sự kết nối giữa các đối tác với các công trình trên cả nước nói chung. Với chủ trương của Công ty là thành lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội mang lại hiệu quả trong việc tìm kiếm, đa dạng hóa chủng loại vật tư với chi phí cạnh tranh, là cơ sở để kiểm soát chi phí của các Đối tác trong nước.

5. Khối cơ điện M&E

TPH không chỉ chuyên về công tác thi công và hoàn thiện công trình xây dựng, lĩnh vực M&E của TPH cũng phát triển mạnh. Với năng lực thực hiện hoàn hảo trong tất cả các lĩnh vực từ thiết kế, thi công, hoàn thiện và M&E, nên hiện nay hầu hết các dự án TPH thi công phần lớn được Chủ Đầu tư tín nhiệm giao làm Tổng thầu thi công toàn bộ dự án.

6. Ngoài ra Công ty cũng có đầy đủ các bộ phận chức năng khác để hoàn thiện bộ máy tổ chức của Công ty như:

  • Phòng Tư vấn đấu thầu
  • Phòng Quản lý kỹ thuật thi công
  • Phòng Tài chính kế toán
  • Phòng Tổng hợp
  • Phòng Nhân sự
  • Ban An toàn lao động
  • Ban Pháp chế và Hệ thống
  • Phòng Phát triển Kinh doanh.

II. CÔNG TÁC ĐẦU TƯ CẢI TIẾN TRANG THIẾT BỊ VÀ PHÁT TRIỂN KHO BÃI

1. Đầu tư cải tiến trang thiết bị thi công:

Để đáp ứng yêu cầu kỹ thuật cao các công trình xây dựng, Công ty đã không ngừng đầu tư cải tiến trang thiết bị. Công ty cũng xây dựng đội ngũ bảo trì chuyên nghiệp, nhằm đảm bảo các vật tư thi công được bảo trì, bảo dưỡng đúng qui trình kỹ thuật.

2. Phát triển kho bãi: 

  • Việc đầu tư kho bãi cũng được Công ty đặc  biệt chú trọng nhằm bảo quản tốt khối lượng tài sản trang thiết bị của Công ty.
  • Toàn bộ vật tư thiết bị sau khi thi công sẽ được tập kết về kho phân loại bảo quản theo danh mục, bảo đảm các vật tư thiết bị được quản lý chặt chẽ, tái sử dụng được nhiều lần.
  • Đây là những cải tiến cần thiết để phát triển bền vững lĩnh vực xây dựng. Một lĩnh vực được xác định đóng vai trò cốt lõi chiếm tỷ trọng cao trong toàn bộ cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Công ty.

LĨNH VỰC

HOẠT ĐỘNG